Khô da tay không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bạn.
Đáng lo ngại hơn khi tình trạng khô da tay còn có thể do các bệnh lý gây ra, vì thế bạn không nên chủ quan.
Vậy những nguyên nhân da tay khô là gì và phải làm sao để cải thiện tình trạng này?
Những nguyên nhân da tay khô thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân khiến da tay của bạn bị khô ráp và dưới đây là những nhóm nguyên nhân da tay khô phổ biến nhất:
1. Da tay bị khô do điều kiện thời tiết:
Thời tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho tay của bạn dễ bị khô.
Vào thời điểm mùa lạnh kết hợp với độ ẩm giảm, da tay của chúng ta rất dễ bị khô, thậm chí nứt nẻ.
Da tay khô khiến bạn vô cùng khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp
2. Da tay khô do điều kiện làm việc:
Điều kiện làm việc cũng là một yếu tố có ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của bạn, đặc biệt là daa bát, nước lau nhà, bột giặt,… mà không đeo găng tay bảo vệ thì da tay.
Nếu bạn phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao thì da tay của bạn sẽ có thể bị ảnh hưởng nặng nề và rất nhanh chóng, chẳng hạn như nghề đầu bếp.
Hoặc đơn giản là thói quen tắm nước và thường xuyên rửa tay bằng nước nóng trong mùa đông mà không chăm chỉ dưỡng da tay thì da của bạn sẽ rất dễ bị khô.
Những nghề phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh cũng có nguy cơ bị khô da tay.
Bên cạnh đó, trong khi làm việc nhà, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với nước rử của bạn cũng sẽ bị khô.
Da tay khô có thể là do bệnh lý
3. Do tác dụng phụ của thuốc hoặc do bệnh lý
Tác dụng phụ của thuốc hoặc một số loại bệnh lý cũng chính là nguyên nhân da tay khô.
Một số loại thuốc điều trị không chỉ có tác dụng chữa trị bệnh mà còn có thể ẩn chứa nhiều tác dụng phụ. Trong đó, một số loại có thể khiến cho quá trình tổng hợp dinh dưỡng và cung cấp độ ẩm cho da bị cản trở.
Do đó, khiến cho da tay của người bệnh bị khô và thậm chí còn có hiện tượng bong tróc.
Ngoài ra, tình trạng da tay khô cũng có thể là biểu hiện của một số loại bệnh lý.
Một số bệnh về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm,… sẽ khiến làn da của bạn bị khô và nứt nẻ.
Ngoài ra, các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh lupus ban đỏ sẽ khiến cho quá trình lưu máu bị ảnh hưởng và khiến tay của người bệnh dễ bị khô.
Phải làm sao để làm mềm da tay?
Ngoài nguyên nhân da tay khô, vấn đề phải làm sao để làm mềm da tay cũng rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý về cách khắc phục tình trạng da tay khô mà bạn có thể tham khảo:
1. Bảo vệ da tay:
Trước hết, bạn cần bảo vệ làn da tay của bạn để tránh tình trạng khô ráp ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn cần lưu ý luôn đeo găng tay khi ra ngoài đường, nhất là khi phải thường xuyên đi xe máy.
Đối với những người thường xuyên phải làm việc với điều kiện nhiệt độ cao hoặc thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hãy lưu ý đi găng tay để bảo vệ làn da một cách tốt nhất.
Khi bạn bảo vệ da tay đúng cách, tình trạng khô da cũng có thể được cải thiện đáng kể.
Dưỡng ẩm để giảm tình trạng khô da
2. Dưỡng ẩm cho da tay:
Trước hết, bạn cần đảm bảo rửa tay thật sạch. Sau đó hãy dưỡng ẩm cho đôi tay để tình trạng khô da nhanh chóng được cải thiện.
Hãy tham khảo để lựa chọn loại kem dưỡng ẩm phù hợp nhất với làn da của bạn.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu từ thiên nhiên để dưỡng ẩm cho đôi tay, chẳng hạn như dầu oliu, dầu dừa, mật ong, nha đam,…
Khi dưỡng ẩm cho da, bạn nên thoa kem dưỡng và để qua đêm để làn da được hấp thu một cách hiệu quả nhất.
Uống nước nhiều để đảm bảo da không bị khô
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống:
Để cải thiện tình trạng da khô, bạn nên lưu ý uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Bên cạnh đó, bạn cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt nên bổ sung các loại rau củ quả để cung cấp thêm nhiều vitamin giúp làn da mịn màng và khỏe khoắn hơn.
4. Điều trị bệnh nếu nguyên nhân da tay khô là di bệnh lý:
Trong những trường hợp da tay khô là do bệnh lý, bạn nên tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ. Khi bạn điều trị bệnh lý triệt để thì tình trạng da tay của bạn sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Lưu ý, với một số bệnh lý về da như bệnh vảy nến, bệnh chàm,… các bác sĩ có thể kê các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi da.
Do đó, bạn nên đảm bảo tuyệt đối uống thuốc và bôi thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu những trường hợp có chỉ định dùng thêm kem dưỡng ẩm, cần phải dùng đúng loại thuốc mà bác sĩ chỉ định. Không dùng các loại kem dưỡng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Việc bôi những loại kem không phù hợp, không chỉ khiến bệnh lâu khỏi mà còn có thể làm cho các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
Theo một số nghiên cứu, căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các bệnh lý về da, nhất là bệnh chàm trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để được điều trị bệnh hiệu quả, bạn hãy để tinh thần được thư giãn, thoải mái.
Để phòng ngừa tình trạng khô da tay, bạn nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao, không nên rửa tay bằng nước quá nóng, đeo găng tay khi phải thường xuyên sử dụng các loại chất tẩy rửa, sử dụng kem dưỡng da tay,…
Nếu da tay có hiện tượng khô quá mức, chảy máu, thay đổi màu da, sưng tấy,… bạn hãy đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.